Tìm kiếm thông tin với google

Chắc chúng ta cũng đã từng nghe nhắc đến google hoặc có thể bạn đã từng làm việc với google .Google là một search engine (tạm dịch là cơ chế tìm kiếm) rất mạnh . Với Google,bạn có thể tìm được hầu hết những thứ bạn cần . “©2005 Google – Searching 6,083,324,652 web pages” as of Sunday, February 16, 2003”,hơn 6 tỷ trang web đã được Google viếng thăm,một con số đáng quan tâm đúng không ?

Google được xem như máy chủ tìm kiếm lớn nhất và hiệu quả nhất hiện nay,nếu làm chủ được Google thì quả thật là tuyệt vời .Thay vì đãi cát tìm vàng giữa hàng tấn thông tin trên iNet,bạn chỉ tốn vài phút là có thể tìm được tất cả những gì bạn thích trong khi đó nếu không có Google,bạn sẽ tốn hàng ngày,thậm chí cả tuần để làm công việc nhàm chán này .

1.Google căn bản :

Để sử dụng Google,máy tính của bạn chỉ cần một trình duyệt căn bản (Internet Explorer,Netscape,…) và một kết nối Internet .Hãy gõ vào thanh Address dòng www.google.com.vn và bắt đầu khám phá .

Đầu tiên bạn xác định từ khóa của thông tin muốn tìm kiếm,đây là một bước rất quan trọng,từ khóa thể hiện chủ đề của nguồn thông tin .Một điều cần chú ý đó là đôi khi kết quả trả về quá nhiều ,bạn chỉ cần quan tâm đến 20-30 results đầu tiên thôi .

Mặc định google có chứa tóan tử “AND”,nghĩa là nếu bạn không thay đổi từ khóa thì google sẽ tìm kiếm và đánh đấu tất cả những trang chứa từ khóa sau đó trả về trang kết quả .
Ví dụ : nhập chuỗi Java ebook ,trang kết quả sẽ trả về tất cả những trang chứa chuỗi Java và ebook ,ví dụ như “java programming ebook” hay “Java certificate ebook”,nghĩa là tất cả những trang chứa đồng thời chữ Java và ebook .

Thế nhưng bây giờ yêu cầu của bạn có thay đổi một chút,bạn muốn kết quả trả về chứa một trong hai từ khóa Java hoặc ebook ? Rất may là Google có tóan tử OR ,bạn nhập và form dòng Java OR ebook ,google sẽ tìm kiếm tất cả những trang chứa một trong hai ký tự trong chuỗi từ khóa thôi .

Trở về với ví dụ đầu tiên .Giả sử như tôi muốn tìm tất cả những trang chứa cả hai ký tự Java ebook liên tục nhau thì sao nhỉ . Đơn giản là bạn sử dụng dấu “+” : nhập chuỗi Java+ebook và form tìm kiếm,thế là xong .

Tip : để kết quả thật sự chính xác,bạn nên dùng dấu “ “ quanh từ khóa,ví dụ “ebook java”,đây là một cách tìm kiếm rất hiệu quả,bạn có thể dễ dàng “khống chế” được độ chính xác của kết quả trả về .

2.Tìm kiếm nâng cao :

In_title_ : tìm kiếm dựa theo _title_s của trang web .Trở về với ví dụ trước ,tôi muốn kiếm một ít sách về java ,tôi gõ vào google dòng in_title_:“Java ebook” ,kết quả sẽ khả quan hơn bước trên rất nhiều .Nên lưu ý rằng _title_s luôn phản ánh nội dung của trang web .Vì vậy search với function _title_ sẽ hiệu quả hơn rất nhiều so với cách search keyword đơn giản .Theo mặc định google sẽ đánh giá nội dung trang web,do đó nếu tìm theo _title_s thông tin sẽ không cô đọng hơn .

Inurl : hạn chế kết quả tìm kiếm trong urls . Ví dụ bạn nhập dòng inurl:java world thì kết quả trả về là www.javaworld.com .Đây là một function bạn nên dùng nếu bạn nhớ “mang máng” một url nào đó và muốn tìm lại .

Inanchor : tìm kiếm dựa vào phần text chứa liên kết .Vdu bạn nhập vào inanchor : O’Reilly and Associates thì kết quả sẽ tham chiếu đến O’Reilly and Associates

Filetype : tìm kiếm theo tên mở rộng file, ở ví dụ đầu tiên tôi muốn tìm kiếm một vài ebook java .Bây giờ để hiệu quả hơn tôi sẽ chỉ ra phần mở rộng của tập tin .Nhập vào google chuỗi sau : Java ebook filetype:chm (chm là chuẩn file help của microsoft và thường được dùng để làm ebook do tính tiện lợi của nó) hoặc java ebook filetypedf (pdf là chuẩn file của ebook cũng được dùng làm ebook) .Nice,tôi đã có được thứ cần tìm rồi đó .

Cache : xem thông tin của trang web chứa trong cache của google .Đây là một tính năng rất hay của google,mặc dù trang web bạn muốn xem không còn hiện hữu trên Internet nữa nhưng google vẫn lưu lại rất nhiều thông tin bên trong cache .Biết đâu bạn có thể tìm được nhiều thông tin cần thiết bằng cách này thì sao ?

cache:www.yahoo.com

Trên đây là một số function hay dùng của googles,google còn có một số function nữa nhưng tôi nghĩ nếu làm tốt thì bây nhiều là đủ rồi .

Trick :

Directory Indexing – truy cập cấp thư mục

Bạn muốn truy cập vào các directory trên web để download thay vì một vài file mà là cả một tá files. Nếu muốn truy cập các thư mục chứa nhạc thì nhập vào chuỗi sau in_title_:”index of” music,còn muốn truy cập các thư mục chứa ebook thì nhập in_title_:”index of” ebook ,một list các _link_ sẽ hiện ra,công việc còn lại là tìm xem có thứ mình cần hay không .Đây là cách rất hay bởi vì người ta thường đặt các file trong một thư mục và dấu chúng đi bằng file index.html (hay là một trang nào đó),cách này sẽ by pass và get tất cả những file chứa trong thư mục !

Lời khuyên cuối cùng dành cho bạn đó là hãy sử dụng các từ khóa,function và tóan tử một cách linh động .Kinh nghiệm sẽ giúp bạn tìm được 99% những gì bạn cần trên internet .Chúc vui .

tài liệu tham khảo : irc.dev-zone.com , google hacks and some tricks on the internet .

PHẦN 2:

Có lẽ mục đích duy nhất của bạn khi sử dụng công cụ tìm kiếm là muốn thấy kết quả càng chính xác càng tốt, nhưng đôi khi những gì mà bạn có được không đúng như mong muốn vì kết quả chứa quá nhiều thông tin tạp, thậm chí không liên quan gì tới chủ đề bạn cần tìm kiếm. Trong trường hợp này, sử dụng vài thuật toán tìm kiếm có thể giúp ích cho bạn rất nhiều.

* Lệnh tìm kiếm thông tin phục vụ cho mục đích nhất định

– Cấu trúc: “mục đích” text “nội dung”

– Ví dụ: vulnerabilities text yahoo (tìm kiếm danh sách, chi tiết về những lỗ hổng bảo mật bằng công cụ tìm kiếm Yahoo).

* Lệnh tháo gỡ rắc rối về một chủ đề

– Cấu trúc: “mục đích” help “nội dung”

– Ví dụ: vulnerabilities help yahoo

* Lệnh tìm kiếm những thông tin mới nhất

– Cấu trúc: What’s news

* Lệnh tìm kiếm đối với các cụm từ nhất định

– Cấu trúc: “+” search

– Vì Google có xu hướng bỏ qua một số từ hoặc kí tự thông dụng như: “where” và “how”, các con số đơn và chữ cái, nên nếu trong từ khoá của bạn những từ này, bạn cần phải cho thêm dấu “+” vào trước (nhớ là có khoảng trắng trước dấu “+”).

– Ví dụ: Bạn cần tìm kiếm bộ film Star Wars tập 1, thay vì bạn gõ cả cụm từ Star Wars Episode I vào ô tìm kiếm, bạn cần chia từ khoá này thành 2 phần vì nó có chứa con số (số 1):

* Lệnh loại trừ

– Cấu trúc: “-” search

Trong nhiều trường hợp, từ khoá của bạn có thể khiến công cụ tìm kiếm cho ra nhiều kết quả không mong muốn, chính vì vậy bạn cần phải bổ xung dấu “-” (loại trừ trước những khái niệm bạn không muốn hiển thị.

– Ví dụ: từ “bass” trong tiếng Anh có 2 nghĩa, vừa chỉ tên một loại cá, vừa có liên quan tới âm nhạc. Nếu bạn chỉ muốn tìm kiếm nghĩa “cá” của từ này mà không quan tâm tới nghĩa “âm nhạc”, bạn cần phải cho thêm dấu “-” vào trước từ “music”:

* Tìm từ đồng nghĩa

– Cấu trúc: ” ~” Searches

Bạn không chỉ muốn tìm kiếm một từ khoá đặc biệt mà còn muốn tìm từ đồng nghĩa của nó? Hãy đặt dấu “~” vào trước chúng:

* Lệnh gộp

– Cấu trúc: * “OR” Searches

– Google hỗ trợ cả thuật toán “OR”, nên bạn muốn hiển thị cả nghĩa A và B, bạn cần bổ sung thêm từ “OR” ở giữa.

* Tìm kiếm theo cụm từ

– Bạn hãy đặt cụm từ tìm kiếm trong dấu “” để có được kết quả chính xác hơn. Kỹ thuật này đặc biệt có ích khi bạn tìm kiếm một câu nói hoặc một câu thành ngữ nổi tiếng.

* Tìm kiếm tên miền (domain) riêng biệt

Nếu bạn chỉ biết tới tên website truy nhập mà không chắc thông tin cần tìm được đặt ở vị trí nào trong website đó, bạn có thể sử dụng Google để chỉ tìm kiếm tên miền đó.

Chẳng hạn bạn muốn tìm kiếm domain quản trị của website Trường Đại học StanfordUniversity:

Theo VnMedia

Bình luận về bài viết này